Penalty được xem là cơ hội vàng để lập công, tuy nhiên đi kèm với đó là rất nhiều áp lực về tâm lý đè nặng lên người thực hiện. Là tình huống mang tính chất quyết định, nhất là trong các trận đấu có tỷ số thấp. Để hiểu rõ nguồn gốc và các quy định về cú sút này, hãy cùng 77Win tìm hiểu ngay sau đây.

Penalty là gì?

Trong bóng đá, Penalty (ngắn gọn là Pen) còn được gọi là Phạt đền hay đá phạt từ chấm 11m. Cú đá này chỉ bao gồm sự tham gia của 1 cầu thủ phía đội tấn công và thủ môn của bên phòng ngự. Trên thực tế thì tình huống này có tỷ lệ thành bàn cực kỳ cao, cho dù đối diện với một thủ môn đẳng cấp quốc tế.

Là một cơ hội dễ dàng để lập công, tuy nhiên nếu đá hỏng thì rất dễ tác động đến tâm lý và phong độ trong suốt thời gian còn lại của trận đấu. Chính vì vậy, cầu thủ thực hiện trọng trách này không chỉ có kỹ năng tốt mà còn phải là người có bản lĩnh.

Sút phạt đền là cơ hội ghi bàn dễ dàng nhưng cũng đầy áp lực
Sút phạt đền là cơ hội ghi bàn dễ dàng nhưng cũng đầy áp lực

Nguồn gốc và lịch sử của quả đá Penalty trong bóng đá

Ý tưởng về quả đá phạt này đã xuất hiện từ năm 1891 và chính thức được áp sau đó 1 năm. Trải qua nhiều lần sửa đổi, luật đá Pen hiện đại có nhiều khác biệt và dần được tối ưu hơn về nhiều mặt.

Đề xuất ban đầu

Bóng đá những năm 1863 chưa có án phạt cụ thể dành cho những cầu thủ phạm lỗi trên sân. Đến năm 1872, một quả đá phạt gián tiếp được áp dụng cho hành vi dùng tay chơi bóng. Dù vậy cú đá này vẫn chưa thực sự thỏa đáng, nhất là với các tình huống ngăn cản bàn thắng quá rõ ràng.

Năm 1882, một luật mới được đưa ra và quy định tăng 1 bàn thắng cho đối phương nếu cầu thủ dùng tay để ngăn cản pha ghi bàn. Tuy nhiên, quy định này tỏ ra không hiệu quả và bị hủy bỏ chỉ sau 1 năm được đưa vào áp dụng. 

Sự xuất hiện của phạt đền

Thủ môn và cũng là doanh nhân William McCrum là người đã đề xuất ý tưởng về quả đá Penalty vào năm 1890. Liên đoàn bóng đá Ireland khi đó đã đề xuất lên IFAB, thế nhưng bị hoãn lại và sẽ thảo luận vào cuộc họp tiếp theo vào năm 1891.

Mùa giải 1890-1891, xuất hiện 2 tình huống dùng tay cản bóng gây tranh cãi. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy việc phê chuẩn luật đá phạt đền vào tháng 6/1981.

Sự khác biệt của những quả phạt đền hiện tại và trong quá khứ

So với những quả Penalty được sử dụng ở ngày này, thời điểm mới ra mắt có quy định thoải mái hơn nhiều. Cụ thể:

  • Hưởng quyền đá phạt đền khi đối phương phạm lỗi trong vòng 11m kể từ khung thành.
  • Cú sút có thể được thực hiện tại bất kỳ điểm nào trên vạch kẻ 11 mét.
  • Quả đá phạt đền chỉ được áp dụng nếu cầu thủ khiếu nại.
  • Được phép rê bóng trước khi thực hiện cú sút.
  • Có thể sút từ mọi hướng.
Pen được tạo ra để xử lý thỏa đáng lỗi cản phá bàn thắng bằng tay
Pen được tạo ra để xử lý thỏa đáng lỗi cản phá bàn thắng bằng tay

Khi nào thì quả đá Penalty được áp dụng?

Quả đá phạt đền được đưa ra khi cầu thủ phía đội phòng ngự chạm tay vào bóng hoặc phạm lỗi với đối thủ trong khu vực 16.50m. Dù vô tình hay cố ý, trọng tài vẫn sẽ thối phạt bằng cách chỉ tay vào chấm 11m đồng thời thổi còi.

Thực tế thì có không ít trường hợp trọng tài nhận định sai lầm và đưa ra quyết định phạt đền. Một khi đã thổi phạt thì sẽ không được phép thay đổi kết quả cú sút về sau dù với bất kỳ lý do gì. Chính vì thế, đã có không ít cầu thủ đánh lừa trọng tài nhằm mang lại quả đá Pen lợi thế cho đội mình.

Luật thực hiện quả đá Penalty đang được FIFA áp dụng

Pen là một cú đá phạt trực tiếp, có nghĩa là cầu thủ thực hiện có thể đưa thẳng bóng vào lưới để ghi bàn. Tình huống này sẽ kết thúc khi bóng vào lưới, ra khỏi sân hoặc bị thủ môn bắt được.

Với đội thực hiện cú sút

Chọn một cầu thủ bất kỳ trên sân để thực hiện cú sút, bóng được đặt ngay tại chấm phạt đền cách khung thành đúng 11m và đá về phía trước. Tất cả các cầu thủ còn lại phải đứng ngoài khu vực vòng cấm địa cách xa bóng tối thiểu 9.15m.

Với đội chịu phạt

Thủ môn sẽ đảm nhiệm việc cản phá quả sút Pen từ đối thủ, tất cả cầu thủ còn lại cũng sẽ phải di chuyển ra ngoài khu vực vòng cấm địa cách xa bóng tối thiểu 9.15m. Thủ môn không được di chuyển trước khi bóng được cầu thủ sút phạt chạm chân vào, nếu vi phạm thì quả đá thực hiện lại.

Ngoại trừ cầu thủ sút thì tất cả phải cách xa bóng 9.15m
Ngoại trừ cầu thủ sút thì tất cả phải cách xa bóng 9.15m

Những lưu ý để thực hiện quả đá Penalty không phạm lỗi

Đối với cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền, họ được phép làm động tác giả trong quá trình chạy đà. Tuy nhiên, khi kết thúc giai đoạn chạy đà tiến hành sút bóng, động tác giả bị cấm. Trong trường hợp bóng vào lưới bằng cú sút giả, cầu thủ phải thực hiện lại đồng thời nhận 1 thẻ vàng.

Bạn được phép đầy nhẹ bóng về phía trước để một cầu thủ khác trong đội chạy đến ghi bàn. Tương tự như những người khác trên sân, cầu thủ thực hiện cú sút thứ 2 này cũng phải đứng cách xa chấm phạt đền 9.15m.

Nếu cầu thủ đối phương phạm lỗi trước khi bóng được sút đi, bạn được phép thực hiện lại dù bàn thắng không được công nhận. Trong trường hợp cầu thủ đội bạn phạm lỗi trước khi bóng sút đi, bàn thắng không được công nhận và phải đá lại.

Cầu thủ bị thẻ vàng nếu làm động tác giả khi sút bóng
Cầu thủ bị thẻ vàng nếu làm động tác giả khi sút bóng

Tổng kết

Vừa rồi là những thông tin cơ bản nhất về cú sút PenaltyThể thao 77Win muốn được chia sẻ. Hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu thêm về tình huống này và có thực hiện thật chính xác mỗi khi được trao cơ hội.